Cúm Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp do vi rút gây sốt, sổ mũi, ho, đau đầu và mệt mỏi. Tỷ lệ tử vong có thể xảy ra trong các đợt dịch bộc phát theo mùa, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Phụ nữ có thai nếu bị cúm có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc gây sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, đặc biệt là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa với trẻ em đó là hội chứng Reye – là một căn bệnh gây tổn thương cấp tính Não (encephalopathy) và Rối loạn chức năng gan gây thoái hóa mỡ gan (Gan nhiễm mỡ). Nó là biến chứng hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong rất cao lên đến 25% , khoảng 30% bị rối loạn thần kinh. Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 16 tuổi, thường xảy ra sau khi bị cúm vài ngày đặc biệt là khi sử dụng salicylat. Khi các triệu chứng của cúm tưởng chừng như đang giảm dần, thì đột nhiên trẻ có biểu hiện buồn nôn và nôn mửa. Khoảng 1-2 ngày sau đó, trẻ chuyển sang tình trạng mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.
Hai chủng viruts Cúm gây bệnh phổ biến có thể thành dịch và các biến chứng nặng là Virus Cúm A và Virut Cúm B. Chủng cúm B thường gây các triệu chứng nhẹ hơn virut cúm A. Các tuýp và các tuýp phụ khác nhau của cúm có khả năng đề kháng với các loại thuốc kháng virut khác nhau. Vì vậy xét nghiệm sàng lọc và phân biệt chính xác chủng cúm khi khi mắc để có hướng điều trị chính xác là điều vô cùng cần thiết.
Test Nhanh Influenza A/B/A (H1N1)
Tên sản phẩm: Bộ xét nghiệm nhanh Bioline™ Influenza Ag A/B/A (H1N1)
Mục đích sử dụng:
Hướng dẫn sử dụng:
- Mẫu phết Mũi-Hầu: đưa que lấy mẫu vào lỗ mũi, song song với vòm họng và để yên trong vài giây để que thấm dịch tiết. Sau đó rút ra để vào ống nghiệm dùng 1 lần (ống chiết)
- Mẫu phết dịch Mũi: đưa que lấy mẫu vào lỗ mũi có nhiều dịch nhất theo quan sát bằng mắt. Xoay nhẹ, đẩy que đến khi cảm thấy lực cản ở cuốn mũi (ngắn hơn 2,5cm từ lỗ mũi). Xoay que vài lần lên thành mũi. Sau đó rút ra để vào ống nghiệm dùng 1 lần(ống chiết)
2. Quy trình xét nghiệm:
Để test thử và mẫu bệnh phẩm đã chiết xuất về nhiệt độ phòng từ 15°C đến 30°C trước khi làm xét nghiệm.
Bước 1: Giữ ống nhỏ giọt dùng một lần theo chiều thẳng đứng, hút dung dịch pha loãng trong chai đến vạch đã đánh dấu trên thân ống (khoảng 300μl). Sau đó chuyển 300μl dung dịch pha loãng vào ống nghiệm dung 1 lần đựng que lấy mẫu đã lấy trước đó..
Bước 2: Tiến hành Xoay đầu que lên mặt trong của ống nghiệm ít nhất 5 lần. Có thể lắc nhẹ ống qua lại thêm 5 lần. Sau đó bóp thành ống sát vào đầu tăm bông lấy mẫu, giữ và rút từ từ để chiết được hoàn toàn mẫu từ tăm bông lấy mẫu.
Thải bỏ que đã sử dụng theo quy trình thải bỏ chất thải nguy hiểm sinh học.
Bước 3: Xé túi bảo quản và lấy que thử ra, nhúng que thử vào ống nghiệm có chứa dịch chiết đã chuẩn bị trước đó.
Bước 4: Bấm đồng hồ, chờ và đọc kết quả vào đúng 10-15 phút sau khi làm xét nghiệm. Không được đọc kết quả sau 15 phút. Việc đọc quá muộn có thể cho kết quả sai.
3. Diễn giải kết quả
+ ÂM TÍNH : Chỉ xuất hiện 1 vạch chứng tại (C)
+ DƯƠNG TÍNH:
+ KẾT QUẢ KHÔNG HỢP LỆ: không thấy xuất hiện Vạch chứng (C). Kết quả được coi là không hợp lệ, nguyên nhân thường do làm sai quy trình thao tác, không đủ mẫu hoặc que thử bị hư. Cần xét nghiệm lại mẫu bệnh phẩm bằng một kit thử mới.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.