So sánh về độ nhạy và độ đặc hiệu test nhanh Covid
Hiện nay có 16 loại test nhanh covid 19 đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên có quá nhiều loại và giá cả khác nhau. Khiến chúng ta khó trong việc lựa chọn sản phẩm.
Cùng Dụng cụ y khoa Ngọc Nhung tìm hiểu về sự khác nhau giữa 4 loại test phổ biến hiện nay để có được sự lựa chọn cho nhu cầu của mình.
Các loại test xét nghiệm có hai chỉ số đánh giá quan trọng đó là độ nhạy và độ đặc hiệu.
Vậy độ nhạy và độ đặc hiệu có ý nghĩa gì?
+ Độ nhạy phản ánh khả năng một người có bệnh được chẩn đoán chính xác
+ Độ đặc hiệu phản ánh khả năng một người khỏe mạnh được chẩn đoán chính xác
Ý nghĩa của độ nhạy cao: Độ nhạy = A / (A+C), giá trị này càng càng gần 100% thì giá trị của C càng gần 0. Điều này đồng nghĩa “âm tính giả” càng khó xảy ra, như vậy một xét nghiệm có độ nhạy 100% có thể giúp người bệnh có thể an tâm nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính.
Hiểu đơn giản, một xét nghiệm có độ nhạy cao là một xét nghiệm “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót”. Điều này cực kỳ cần thiết trong ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các xét nghiệm tầm soát nhanh bằng phản ứng miễn dịch (kháng nguyên – kháng thể) như HIV, HBV, HCV, … thường hoạt động dựa trên nguyên tắc này.
Đối với xét nghiệm tầm soát (test nhanh) thì độ nhạy là ưu tiên hàng đầu, một bột kit test nhanh có độ nhạy không đạt tiệm cận 100% thì giá trị độ đặc hiệu của bộ kit đó dù có cao cũng vô dụng, vì lúc này sử dụng bộ kit sẽ để lọt “người mang mầm bệnh” ra ngoài xã hội.
Ý nghĩa của độ đặc hiệu cao: Độ đặc hiệu = D / (B+D), giá trị này càng gần 100% thì giá trị của B càng gần 0. Điều này đồng nghĩa “dương tính giả” càng khó xảy ra, như vậy một xét nghiệm có độ đặc hiệu 100% mà trả kết quả dương tính thì có thể nói là “không còn nghi ngờ gì nữa”.
Xét nghiệm có độ đặc hiệu cao thường phù hợp với những bệnh nhân đã có dấu hiệu lâm sàng hoặc có kết quả nghi ngờ trong quá trình sàng lọc. Đây được xem là bước “khẳng định lại” trước khi đưa ra phác đồ điều trị và cực kỳ cần thiết với những bệnh mà phác đồ điều trị tốn kém hoặc gây hại đến sức khỏe như ung thư, …
Đối với các xét nghiệm mang tính “khẳng định lại” thì độ đặc hiệu cao được ưu tiên hơn, vì kết quả xét nghiệm sẽ mang tính quyết định phác đồ điều trị. Độ đặc hiệu không đủ cao sẽ có nguy cơ khiến các y bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp với bệnh nhân gây tốn kém về kinh tế mà lại không hiệu quả cao, thậm chí có thể bỏ lỡ các cơ hội điều trị của bệnh nhân.
Bảng so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu giữa 4 loại test phổ biến trên thị trường hiện nay.
→Kết luận: Đối với xét nghiệm tầm soát (test nhanh) thì độ nhạy là ưu tiên hàng đầu, một bột kit test nhanh có độ nhạy không đạt tiệm cận 100% thì giá trị độ đặc hiệu của bộ kit đó dù có cao cũng vô dụng, vì lúc này sử dụng bộ kit sẽ để lọt “người mang mầm bệnh” ra ngoài xã hội.