Cần sa là gì?

Cần sa là một loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa Cannabis Sativa. Giới trẻ còn gọi loại cần sa này với những cái tên như “bồ đà”, “tài mà”… và được sử dụng dưới dạng hút (hút vape, ống điếu), dạng hít hoặc trộn vào đồ uống, thức ăn, thuốc lá…. để phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc giải trí. Tuy nhiên cần sa có chứa các hợp chất gây ảnh hưởng đến tâm trí, não bộ và thể chất do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

 

test-thu-ma-tuy-thc-can-sa

 

Thành phần chính của cần sa là hoạt chất THC (Tetra Hydro Cannabinol) thường có trong lá và các bộ phận ra hoa của cây cần sa. THC khi được hấp thu vào cơ thể sẽ kích thích não bộ, giải phóng hormone dopamine khiến người sử dụng có cảm giác hưng phấn, lâng lâng, khoái cảm và ham muốn tình dục.

Chất THC thường hấp thu rất nhanh nhưng phải mất đến 1 tháng để đào thải hết 1 liều THC ra khỏi cơ thể.

Tác hại khi sử dụng Cần Sa

+ Ảnh hưởng đến não bộ: dùng liêu cao và lâu dài gây rối loạn lo âu, ảo giác, suy giảm trí nhớ, vận động suy yếu, rối loạn tâm thần, có thể dẫn tới tâm thần phân liệt

+ Vấn đề về đường hô hấp. Khói cần sa kích thích phổi của những người hút cần sa thường xuyên có thể có vấn đề về hô hấp tương tự như những người hút thuốc lá. Những vấn đề này bao gồm ho và khạc đờm hàng ngày, dễ mắc các bệnh phổi và nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn ở những người hút cần sa.

+ Tăng nhịp tim. Cần sa làm tăng nhịp tim trong 3 giờ sau khi hút thuốc dẫn đến làm tăng nguy cơ bị đau tim. Người già và những người có vấn đề về tim có thể có nguy cơ cao hơn.

 

 

+ Vấn đề với sự phát triển của trẻ trong và sau khi sinh. Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng cần sa trong thai kỳ có liên quan có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về não và hành vi ở trẻ sơ sinh do thuốc có thể ảnh hưởng đến một số phần não đang phát triển của thai nhi.

+ Buồn nôn và nôn dữ dội. Sử dụng cần sa thường xuyên, lâu dài có thể dẫn đến một số người phát triển Hội chứng Hyperemesis Cannabinoid, khiến người dùng buồn nôn, nôn và mất nước thường xuyên, đôi khi cần phải vào viện để điều trị.

Dấu hiệu khi sử dụng cần sa:

– Phản ứng chậm hơn

– Giảm khả năng ra quyết định

– Trí nhớ sút kém

– Thường lơ đãng hoặc không theo kịp cuộc trò chuyện

– Hoang tưởng hoặc có niềm tin vô lý mình đang gặp nguy hiểm. Triệu chứng này thường gặp hơn ở những người có sẵn các vấn đề tâm thần hoặc sẵn có tố chất bẩm sinh như vậy.

– Tìm dấu hiệu mắt đỏ: Mắt đỏ là một tác dụng phụ rõ rệt nhất của việc hút cần sa. Cần sa đôi khi làm lòng trắng trong mắt chuyển thành sắc đỏ hoặc vàng hơi đỏ

– Ngủ nhiều 1 cách bất thường,  không hứng thú làm “bất cứ việc gì”Quan sát hành vi “ngốc nghếch”. Những người đang “phê” khi hút cần sa thường hành xử ngớ ngẩn hơn bình thường.

Làm gì để nhận biết chính xác có sử dụng Cần Sa hay không ?

Cách nhanh nhất là mua Test Thử Ma Túy THC – Cần Sa về thử

test-thu-amphetamine2

Test Thử Ma Túy THC – Cần Sa

Chất thử:  THC – Marijuana – Cần sa

Hãng sản xuất: Fastep – USA

Quy cách: 50 que/ hộp

Thời gian thử :Xét nghiệm chẩn đoán có đỉnh hiệu ứng khi hút cần sa sau khoảng 20 – 30 phút và kéo dài 90 – 120 phút sau 1 liều hút. Mức độ gia tăng các chất chuyển hóa trong nước tiểu được phát hiện trong vài giờ khi hút và tồn tại khoảng 3- 10 ngày

Cách sử dụng que thử:

1. Lấy 10ml nước tiểu, mẫu nước tiểu không được pha loãng và nên lấy buổi sáng sau khi ngủ dậy để kết quả test chính xác nhất.

2. Lấy que thử ra khỏi túi đựng và nên sử dụng ngay. Cầm que thử sao cho mũi tên trên que thử hướng xuống và nhúng que thử theo phương pháp thẳng đứng, cho bộ đầu thấm hút nhập vào mẫu nước tiểu đựng trong cốc đựng nước tiểu và ngâm ít nhất 10 – 15 giây. Đợi và đọc kết quả

Âm tính: Nếu trong ô kết quả xuất hiện hai vạch đỏ . Đối tượng không sử dụng chất gây nghiện này.

Dương tính: Nếu trong ô kết quả chỉ xuất hiện một vạch chứng (C). Không thấy xuất hiện vạch kết quả (T) dù đậm hay mờ. Kết luận: Đối tượng đã sử dụng chất gây nghiện này.

Kết quả không có giá trị (hỏng): Trong ô kết quả không thấy xuất hiện vạch chứng (C). Nguyên nhân thường gặp là do lượng mẫu phẩm không đủ hoặc thao tác xét nghiệm sai.